Vợ chồng nhỏ
  • Vợ chồng
  • Con yêu
  • Sức khỏe & Làm đẹp
  • Nhà cửa & Đời sống
  • Xe cộ
  • Tài chính
No Result
View All Result
Vợ chồng nhỏ
  • Vợ chồng
  • Con yêu
  • Sức khỏe & Làm đẹp
  • Nhà cửa & Đời sống
  • Xe cộ
  • Tài chính
No Result
View All Result
Vợ chồng nhỏ
No Result
View All Result

Bảo quản sữa mẹ: Những điều cần phải biết

22/02/2023
in Con yêu
Bảo quản sữa mẹ: Những điều cần phải biết

Bảo quản sữa mẹ: Những điều cần phải biết

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô giá cho trẻ nhỏ trong những tháng đầu đời.

Bảo quản sữa mẹ đúng cách sẽ đảm bảo được nguồn dinh dưỡng tuyệt vời từ sữa mẹ cho bé nhưng nếu bảo quản không đúng cách, sữa mẹ sẽ mất tác dụng và thậm chí có thể gây nguy hiểm cho bé.

Vậy bảo quản sữa mẹ như thế nào là đúng cách?

Cùng đi cùng câu trả lời trong bài viết dưới đây của Vochongnho.com nhé!

Bảo quản sữa mẹ: Những điều cần phải biết

Mục lục bài viết

  1. Sữa mẹ bảo quản trong bao lâu?
  2. Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh
  3. Lưu ý cách trữ sữa mẹ trong tủ lạnh:
  4. Cách rã đông và hâm nóng sữa mẹ
  5. Lựa chọn dụng cụ đảm bảo
    1.  Bình trữ sữa
    2. Túi trữ sữa
  6. Mùi vị của sữa mẹ có thay đổi gì sau khi bảo quản?

Sữa mẹ bảo quản trong bao lâu?

Phụ thuộc vào nhiệt độ, sữa mẹ sau khi đã được vắt ra có thể dự trữ:

  • Ở nhiệt độ mát trong phòng (khoảng 26-28ºC) là 6h; nhiệt độ thấp hơn là 8-10h. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, việc bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ trong phòng không nên kéo dài quá 4h; trời nóng là dưới 1h; dưới 20ºC không nên quá 2h.
  • Nếu để trong ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ có thể giữ được trong 1-3 ngày.
  • Nếu dự trữ sữa mẹ trong ngăn đá: Thời gian tối đa có thể lên tới 3 tháng (phụ thuộc vào nhiệt độ trong ngăn đá và tần suất đóng – mở cửa tủ) và 6 tháng nếu ở trong máy ướp lạnh. Không nên bảo quản sữa mẹ ở cánh cửa ngăn đá vì nhiệt độ ở đó thường không chính xác.

Sữa mẹ khác nhau, nhiệt độ phòng cũng khác nhau tùy lúc vắt sữa nên việc xác định thời gian bảo quản cũng cần phải linh hoạt.

Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Để bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách, cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Sữa mẹ sau khi vắt ra nên đổ ngay vào túi đựng sữa chuyên dụng. Sau đó, dán nhãn bên ngoài túi trữ sữa, ghi ngày, giờ vắt.
  • Cất sữa đã vắt vào tủ lạnh ngay khi có thể. Có thể bảo quản sữa lên đến 48 giờ trong tủ lạnh hoặc làm lạnh nhanh trong 30 phút và trữ đông ngay sau đó.
  • Sữa có thể trữ trong vòng từ 1 – 2 tuần khi được trữ trong tủ lạnh cửa đơn, 6 tháng trong loại tủ luôn duy trì mức nhiệt là -18°C.
  • Chia sữa thành các túi nhỏ với dung tích từ 80 – 120 ml để giảm thiểu thời gian làm lạnh.
  • Nếu bị cúp điện trong thời gian dài, bạn nên lấy các túi sữa đã trữ đông xếp vào thùng cách nhiệt cùng với đá viên.

Lưu ý cách trữ sữa mẹ trong tủ lạnh:

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi tiến hành bảo quản sữa, hoặc rã đông sữa.
  • Khử trùng các dụng cụ trữ sữa và chiết sữa.
  • Sữa đã cho bú hoặc đã qua làm ấm nếu dùng không hết phải bỏ đi.
  • Nếu mẹ không định cho bé dùng sữa vừa vắt, hãy trữ sữa trong tủ lạnh càng sớm càng tốt.
  • Tốt nhất nên trữ sữa trong bình thủy tinh do các thành phần trong sữa mẹ luôn được bảo quản tốt nhất trong môi trường này.
  • Hoặc có thể dùng bình nhựa cứng có chất lượng tốt, chuyên dùng cho việc trữ sữa, loại chuyên dụng.
  • Không dùng khay đá để trữ sữa mẹ.
  • Không cho thêm sữa mẹ mới vắt vào sữa đã đông lạnh.
  • Không lắc bình sữa sau khi rã đông làm ảnh hưởng cấu trúc protein.
  • Không rã đông hoặc làm ấm sữa trong lò vi sóng hoặc bằng nước ấm.
  • Không hâm lại sữa mẹ đã được rã đông (nếu dùng trong ngày không hết nên bỏ đi)

Cách rã đông và hâm nóng sữa mẹ

  • Dựa vào thời gian vắt sữa, lấy sữa vắt trước rồi làm ấm và cho bé dùng trước, sữa vắt sau sẽ cho bé dùng sau.
  • Không nên rã đông sữa ở nhiệt độ phòng vì làm thế sẽ khiến vi khuẩn trong sữa tăng lên.
  • Mẹ có thể hấp cách thủy hoặc làm ấm sữa bằng cách đặt bình chứa sữa vào một bát nước nóng khoảng 40°C.
  • Lắc nhẹ chai sữa để phần váng sữa và sữa trộn lẫn với nhau. Đừng lắc quá mạnh vì sẽ làm phân hủy một số chất dinh dưỡng có giá trị có trong sữa.
  • Kiểm tra nhiệt độ trước khi cho bé bú. Sữa phải ấm nhưng không quá nóng. Nếu bé bú không hết sữa sau khi rã đông thì phải bỏ đi, không được trữ lại.

Lưu ý: Không đun sữa mẹ hoặc hâm sữa bằng lò vi sóng vì sẽ làm hỏng sữa.

Lựa chọn dụng cụ đảm bảo

Cách bảo quản sữa tốt nhất phụ thuộc nhiều vào việc chọn dụng cụ trữ sữa. Sau đây là những bí quyết chọn dụng cụ trữ sữa chuẩn nhất:

 Bình trữ sữa

  • Dùng bình nhựa hoặc thủy tinh có nắp đậy để trữ sữa. Bảo quản sữa mẹ bằng bình thủy tinh thường tốt hơn bình nhựa.
  • Rửa sạch bình bằng dung dịch vệ sinh bình sữa và nước ấm, để khô trước khi sử dụng.
  • Bạn không nên đổ sữa quá đầy mà hãy để lại một khoảng trống.

Lưu ý: Bình nhựa có thể bị biến dạng khi sữa bị đóng băng nên rất dễ vỡ. Chai thủy tinh cũng có thể bị vỡ nếu không được sử dụng đúng cách. Do đó mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng sản phẩm trước khi dùng. Ngoài ra, không được đựng sữa mẹ bằng bình bị mẻ, nứt.

Túi trữ sữa

  • Bạn có thể mua những chiếc túi trữ sữa chuyên dụng, được thiết kế đặc biệt để bảo quản sữa mẹ.
  • Cho khoảng 60 – 120 ml sữa vào túi để trữ, ép hết không khí ra ngoài.
  • Để túi trong tủ đá nơi nhiệt độ luôn duy trì ở mức dưới âm độ.
  • Chọn túi trữ sữa của thương hiệu uy tín để tránh tình trạng túi bị nứt, rách khi đông lạnh khiến sữa bị nhiễm khuẩn. Một số chất dẻo có trong các loại túi kém chất lượng còn có thể phá hủy các chất dinh dưỡng trong sữa.

Lưu ý: Không đổ sữa vào túi quá đầy vì sữa là chất lỏng nên khi đông lại sẽ giãn nở.

Mùi vị của sữa mẹ có thay đổi gì sau khi bảo quản?

Nhiều trường hợp mùi vị của sữa thay đổi ngay sau đó. Nguyên nhân có thể là do chế độ ăn của mẹ, thuốc men, sữa tiếp xúc với nhiệt độ không phù hợp hoặc do mẹ hút thuốc lá.

Sữa được trữ trong tủ lạnh thường có mùi xà phòng. Sau rã đông sữa có mùi nặng hơn sữa để ngăn mát. Men lipase trong sữa mẹ phân hủy chất béo thành các axit béo. Khi bé bú trực tiếp, quá trình này thường xảy ra sau khi sữa vào hệ tiêu hóa của bé, mục đích hỗ trợ bé tiêu hóa tốt sữa mẹ. Vì vậy, nó hoàn toàn không có hại gì với các bé, nhưng có một số bé sẽ từ chối không uống sữa này.

Kiểm tra mùi vị sữa trước khi để vào tủ đông. Để từ 1 – 2 túi sữa đông lạnh khoảng 5 ngày. Sau đó, bạn hãy kiểm tra mùi vị và xem bé có uống được hay không. Nếu trước khi rã đông mà sữa đã có mùi, bạn hãy bỏ đi.

Nếu sữa chỉ có mùi nhẹ song bé vẫn không chịu uống, bạn hãy khử mùi sữa trước khi trữ đông. Sau khi hút sữa ra, bạn hãy sữa với ngọn lửa nhỏ, khi sữa hơi sôi lăn tăn thì tắt bếp để nguội rồi đem cấp đông. Cách này giúp giảm mùi rõ rệt, nhưng sẽ khiến sữa mất đi một số kháng thể.

Có thể bạn sẽ cần:

Đánh giá khóa học Cho con ăn đúng cách

Nguyên tắc “6 Không – 4 Nên” để con ăn ngoan

Đánh giá khóa học Dạy con theo phong cách người Nhật

ShareShare

Related Posts

Những loại bỉm tốt nhất cho bé yêu nhà mình
Con yêu

Những loại bỉm tốt nhất cho bé yêu nhà mình

Những loại bỉm nào tốt nhất cho bé yêu? Đó chắc chắn không phải là thắc mắc của riêng bạn...

11/03/2021
Vì sao nên cho trẻ học tiếng Anh sớm?
Con yêu

Vì sao nên cho trẻ học tiếng Anh sớm?

“Trước 6 tuổi, đại não gần như đã tương đối phát triển, nếu để lỡ khoảng thời gian này thì...

11/03/2021
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh: Những điều cần phải biết
Con yêu

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh: Những điều cần phải biết

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý nhiễm trùng ở phổi của trẻ. Nó có thể biến...

22/02/2023
9 lưu ý dành cho bố mẹ có con từ 3-6 tuổi
Con yêu

9 lưu ý dành cho bố mẹ có con từ 3-6 tuổi

TRẺ LÊN 3...CẢ NHÀ LÚNG TÚNG... Bài viết dưới đây Vợ chồng nhỏ sẽ bật mí 9 lưu ý dành...

22/02/2023
Next Post
12 nguyên tắc không được quên khi vợ chồng cãi nhau

12 nguyên tắc không được quên khi vợ chồng cãi nhau

Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở trẻ em

Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở trẻ em

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết nên đọc

Ông bố làm sao để vợ có một thai kỳ hạnh phúc?

Ông bố làm sao để vợ có một thai kỳ hạnh phúc?

19/05/2020
Thai giáo là gì? Giải đáp thắc mắc về thai giáo

Thai giáo là gì? Giải đáp thắc mắc về thai giáo

19/05/2020
Trào ngược dạ dày – Những điều cần phải biết

Trào ngược dạ dày – Những điều cần phải biết

28/04/2021
10 cuốn sách thiếu nhi hay nhất mọi thời đại

10 cuốn sách thiếu nhi hay nhất mọi thời đại

14/04/2020

Vợ chồng nhỏ

Chia sẻ những câu chuyện xung quanh cuộc sống của vợ chồng mình!

Home / Liên hệ với chúng mình /

No Result
View All Result
  • Vợ chồng
  • Con yêu
  • Sức khỏe & Làm đẹp
  • Nhà cửa & Đời sống
  • Xe cộ
  • Tài chính