Chắc hẳn cha mẹ nào cũng đã từng rơi vào tình huống bé nằm lăn xuống đất, gào khóc đến khản cổ để đòi một món đồ nào đó hay vì những lý do lãng xẹt.
Thế nào là thói ăn vạ ở trẻ?
Ăn vạ là khái niệm mô tả các hành vi ương bướng, la hét, khóc đòi bằng được, tức giận, đánh lại cha mẹ thường xảy ra ở trẻ nhỏ từ 1- 7 tuổi.
Ăn vạ gồm 5 cấp độ, bao gồm:
- Cấp độ 1 là trẻ giận dữ, thể hiện ở tiếng la hét lớn hoặc trút cơn giận vào người khác trong một khoảng thời gian ngắn.
- Cấp độ 2, trẻ sẽ có thêm cảm xúc buồn bã, bắt đầu bằng sự mếu máo, khóc, giãy giụa giảm dần.
- Cấp độ 3, trẻ sẽ ương ngạnh, không cho ai đụng chạm đến mình.
- Cấp độ 4, trẻ bắt đầu giảm những biểu hiện thái quá, nhìn ngó xung quanh, cơn khóc có thể vẫn còn, nhưng bé sẽ nín khóc khi nghe ai đó nói đến bé.
- Cấp độ 5, trẻ sẽ hết giận và quay trở lại cảm xúc bình thường.
Xem thêm: Bộ 4 khóa học dạy trẻ thông minh sớm
Cha mẹ đã làm sai điều gì?
Thứ nhất, khi trẻ tantrum cấp độ 1 hoặc 2, cha mẹ lo lắng và dụ dỗ bé bằng đồ chơi để bé quên cơn giận dữ. Bé sẽ chuyển gấp gáp cảm xúc qua cấp độ 3 đến cấp độ 5, mà không qua cấp độ 4. Từ đó, trẻ sẽ hiểu cứ tantrum hét lớn (cấp độ 1) hoặc khóc lóc, ăn vạ (cấp độ 2) thì sẽ được bố mẹ chiều ý. Do đó, lần tantrum khác bé sẽ vẫn luôn nằm ở cấp độ 1 hoặc 2.
Thứ hai, khi trẻ vừa tantrum cấp độ 1 hoặc 2, mẹ đã không giữ được bình tĩnh, nên đã tỏ thái độ giận dữ, hét/la lớn/đánh bé, như kiểu “im ngay/nín ngay”. Điều này không chỉ khiến cho bé kéo dài sự ăn vạ, mà về lâu về dài, còn tác động đến cảm xúc và tính cách của trẻ, khiến trẻ hoặc sợ sệt, nhút nhát, hoặc bướng bỉnh, hung bạo.
Xem thêm: Dạy con theo phương pháp người Do Thái
Nguyên tắc xử trí khi trẻ ăn vạ
Phớt lờ:
Hãy cắt ngay nguồn năng lượng gây ra tantrum, đừng lo lắng khi ở cấp độ 1,2 và 3. Bạn chỉ đơn thuần im lặng, và cất những món đồ/giải quyết tình huống gây ra sự tantrum bé.
Theo các chuyên gia, tốt nhất, mẹ nên để mặc con khóc, không dỗ dành, không quát mắng, nhưng cũng đừng bỏ đi. Cha mẹ hãy ở bên cạnh, nhìn bé với nét mặt thản nhiên, tươi cười, có thể làm việc khác. Lúc đó, trẻ một mặt vẫn khóc, mặt khác, vẫn tò mò quan sát thái độ của mẹ.
Cứng rắn và kiên nghị:
Cha mẹ hãy chuẩn bị tâm lý để lắng nghe con khóc hay la hét cả tiếng đồng hồ. Mẹ cố gắng giữ thái độ bình tĩnh, mềm mỏng nhưng cương quyết khi dạy con, nhất quán phương pháp này cả trong nhà lẫn đi ra ngoài, đừng bực tức hay la hét với con.