Vợ chồng nhỏ
  • Vợ chồng
  • Con yêu
  • Sức khỏe & Làm đẹp
  • Nhà cửa & Đời sống
  • Xe cộ
  • Tài chính
No Result
View All Result
Vợ chồng nhỏ
  • Vợ chồng
  • Con yêu
  • Sức khỏe & Làm đẹp
  • Nhà cửa & Đời sống
  • Xe cộ
  • Tài chính
No Result
View All Result
Vợ chồng nhỏ
No Result
View All Result

Dấu hiệu nhận biết chậm nói ở trẻ em

22/07/2020
in Sức khỏe & Làm đẹp
Dấu hiệu nhận biết chậm nói ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết chậm nói ở trẻ em

Khoảng 1/5 trẻ em nói hoặc sử dụng từ ngữ chậm hơn so với các bạn cùng lứa.

Một số bé thậm chí còn có biểu hiện rối loạn hành vi do nổi cáu vì không có khả năng thể hiện điều mình muốn nói.

Chậm nói ảnh hưởng lớn đến học tập và cuộc sống của trẻ.

Chậm nói đơn thuần đôi khi chỉ mang tính tạm thời và có thể mất đi nhờ sự trợ giúp của gia đình. Gia đình có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nắm bắt các dấu hiệu cảnh báo tình trạng chậm nói sẽ giúp cha mẹ, cán bộ y tế đưa ra những quyết định đúng cải thiện tình trạng cho trẻ.

Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết chậm nói ở trẻ em, cùng tham khảo nhé!

Dấu hiệu nhận biết chậm nói ở trẻ em

Mục lục bài viết

  1. Trẻ 3 – 4 tháng
  2. Trẻ 7 tháng
  3. Trẻ 12 tháng
  4. Trẻ 15 tháng
  5. 18 tháng
  6. 19 – 23 tháng
  7. 24 tháng
  8. 25 – 35 tháng 
  9. 3 tuổi
  10. 4 tuổi

Trẻ 3 – 4 tháng

  • Không đáp ứng với tiếng động mạnh.
  • Không phát ra âm thanh gừ gừ.
  • Bắt đầu gừ gừ nhưng không biết bắt chước các âm thanh (khi 4 tháng).

Trẻ 7 tháng

Không đáp ứng với tiếng động.

Trẻ 12 tháng

  • Không tìm cách giao tiếp với người khác (bằng cách sử dụng âm thanh, cử chỉ hay lời nói), kể cả khi cần giúp đỡ hay muốn điều gì đó.
  • Không biết nói một từ nào, chẳng hạn “mẹ” hay “bà”.
  • Không bi bô, phát ra các phụ âm (ví dụ p hoặc b).
  • Không biết làm các động tác như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói không, chỉ tay.
  • Không phản ứng khi được gọi tên.
  • Không hiểu và phản ứng với các từ như “không”, “chào bé” và “bai bai ”.
  • Không quan tâm tới thế giới xung quanh.

Trẻ 15 tháng

  • Không hiểu và phản ứng với các từ như “không”, “dậy nào”.
  • Không nói được từ nào.
  • Không chỉ vào đồ vật hay bức tranh khi được hỏi, ví dụ “Quả bóng đâu?”.
  • Không chỉ vào vật mình thích, như thể muốn nói “Mẹ nhìn đây!”, và ngước nhìn bạn.

18 tháng

  • Không thể chỉ vào vài bộ phận của cơ thể (ví dụ đầu, mắt, mũi) khi được yêu cầu.
  • Chưa thể nói được 6 từ.
  • Không thể giao tiếp bằng bất cứ cách nào, kể cả khi cần giúp đỡ, không biết chỉ vào thứ mình muốn.
  • Chưa nói được các từ đơn giản như “mẹ”, “bế”.
  • Không hiểu các mệnh lệnh đơn giản, ví dụ “Đừng sờ vào!”.
  • Không đáp lại bằng lời nói hoặc cử chỉ khi được hỏi “Cái gì đây?”, “Dép bé đâu?”.

19 – 23 tháng

Vốn từ tăng chậm (không đạt một từ mới mỗi tuần).

24 tháng

  • Chưa nói nổi 15 từ
  • Không tự nói ra lời mà chỉ nhại lại lời nói của người khác.
  • Không thể thực hiện những cuộc hội thoại đơn giản, với các câu gồm 2 từ ví dụ “Mẹ bế”, “Uống nữa” (hoặc nói còn vấp váp).
  • Không dùng lời nói để giao tiếp, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp.
  • Không hiểu các chỉ dẫn hay câu hỏi dài hơn (ví dụ “Lấy giầy của con đi”, “Con muốn uống không?”, “Bố đâu rồi?”)
  • Không biết chơi giả vờ với búp bê hay tự chơi với chính mình (ví dụ cho búp bê ăn, nói một mình, tự chải đầu làm đẹp).
  • Không biết bắt chước hành động hay lời nói của người khác.
  • Khi xem sách, bé không thể chỉ vào một bức tranh mà bạn gọi tên.
  • Không thể nối hai từ với nhau.
  • Không biết công dụng của những đồ vật thông dụng trong nhà (ví dụ như bàn chải đánh răng hay bát đĩa).
  • Chú ý: Ở độ tuổi này, khoảng 1/5 trẻ em có thể có dấu hiệu chậm nói. Nhiều trẻ trong số đó sẽ đuổi kịp các bạn khi lớn lên.

25 – 35 tháng 

  • Không nói được câu đơn giản có 2-4 từ.
  • Không thể gọi tên vài bộ phận của cơ thể.
  • Không thể nhớ những thứ được lắp đi lắp lại nhiều lần, chẳng hạn một bài thơ ngắn.
  • Không biết đặt các câu hỏi đơn giản.
  • Không ai trong gia đình có thể hiểu bé.

3 tuổi

  • Không sử dụng đại từ nhân xưng nào (con, mẹ).
  • Không thể ghép các từ thành câu ngắn (ví dụ “Mẹ giúp con”,” Muốn uống nữa”)
  • Không hiểu những chỉ dẫn hay câu hỏi ngắn (ví dụ “Lấy giầy của con và đặt lên giá”, “Trưa nay con muốn ăn gì?”.
  • Lời nói rất không rõ ràng, khiến người trong gia đình và người ngoài đều không hiểu.
  • Vẫn thường xuyên lắp bắp (rất khó phát ra âm thanh hay từ ngữ), khi nói vẻ mặt bé nhăn nhó.
  • Không đặt câu hỏi.
  • Ít quan tâm hoặc không quan tâm tới sách truyện.
  • Không quan tâm và không tương tác với các trẻ khác.
  • Đặc biệt khó tách khỏi bố mẹ.

4 tuổi

  • Chưa thể phát âm thành thục phần lớn các phụ âm.
  • Chưa hiểu khái niệm “giống nhau” và “khác nhau”.
  • Không sử dụng đại từ “con” và “mẹ” đúng cách.

Nếu trẻ có các biểu hiện nêu trên, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là kiểm tra khả năng nghe của con. Kể cả nếu bé có vẻ vẫn nghe tốt cũng không nên chủ quan vì trẻ em rất giỏi đoán biết dựa vào hình ảnh và cử chỉ. Khiếm khuyết về nghe cần được phát hiện sớm để được điều trị kịp thời.

Cha mẹ không nên chờ đợi và hy vọng con sẽ tự vượt qua khiếm khuyết. Cần đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa nếu bạn có nghi ngờ về sự phát triển ngôn ngữ của con. Báo với bác sĩ nếu thấy bé mất đi các kỹ năng đã học trước đó. Trẻ không đáp ứng với âm thanh hoặc không phát ra âm thanh cần được đặc biệt chú ý. Bất thường ngôn ngữ được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp cải thiện khả năng giao tiếp của trẻ, mang lại cho bé những cơ hội tốt đẹp hơn trong cuộc đời.

Có thể bạn sẽ cần:

Đánh giá khóa học Cho con ăn đúng cách

Nguyên tắc “6 Không – 4 Nên” để con ăn ngoan

Đánh giá khóa học Dạy con theo phong cách người Nhật

ShareShare

Related Posts

thuoc-xit-mui-meseca
Sức khỏe & Làm đẹp

Review thuốc xịt mũi Meseca – Không còn sổ mũi khi thời tiết thay đổi

Hắt xì! Hắt xì! Hắt xì! Sổ mũi, sổ mũi, sổ mũi... Là cơn ác mộng của mình cũng như...

23/02/2023
Lý do nên mua hạt sành chữa bệnh dạ dày & đại tràng theo liệu trình
Sức khỏe & Làm đẹp

Lý do nên mua hạt sành chữa bệnh dạ dày & đại tràng theo liệu trình

Rất nhiều người hỏi ý kiến của mình là: Nên mua hạt sành chữa bệnh Dạ dày & Đại tràng theo...

22/02/2023
Lưu ý khi mua hạt sành chuẩn để chữa hiệu quả bệnh dạ dày & đại tràng
Sức khỏe & Làm đẹp

Lưu ý khi mua hạt sành chuẩn để chữa hiệu quả bệnh dạ dày & đại tràng

Hạt sành chữa bệnh dạ dày & đại tràng rất hiệu quả. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều...

22/02/2023
Có nên dùng hạt sành trắng chữa bệnh dạ dày & đại tràng không?
Sức khỏe & Làm đẹp

Có nên dùng hạt sành trắng chữa bệnh dạ dày & đại tràng không?

Rất nhiều người mách nhau dùng hạt sành trắng chữa bệnh dạ dày & đại tràng. Nhưng nhiều người còn phân vân,...

22/02/2023
Next Post
Top 10 thực phẩm mẹ bầu không nên ăn

Top 10 thực phẩm mẹ bầu không nên ăn

Cách đơn giản để trị thói ăn vạ của con

Cách đơn giản để trị thói ăn vạ của con

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết nên đọc

bí quyết giúp con tự giác ăn ngoan của mẹ Nhật

Bí quyết giúp con tự giác ăn ngoan của mẹ Nhật

05/03/2020
Phương pháp ăn dặm truyền thống có tốt không?

Phương pháp ăn dặm truyền thống có tốt không?

22/02/2023
6 tuyệt chiêu giữ chồng của phụ nữ khôn ngoan

6 tuyệt chiêu giữ chồng của phụ nữ khôn ngoan

17/03/2020
Covid 19: 10 thứ dễ lây nhiễm virut Corona nhất ở công sở

Covid 19: 10 thứ dễ lây nhiễm virut Corona nhất ở công sở

21/03/2020

Vợ chồng nhỏ

Chia sẻ những câu chuyện xung quanh cuộc sống của vợ chồng mình!

Home / Liên hệ với chúng mình /

No Result
View All Result
  • Vợ chồng
  • Con yêu
  • Sức khỏe & Làm đẹp
  • Nhà cửa & Đời sống
  • Xe cộ
  • Tài chính