Khóc là cách để trẻ giao tiếp với bố mẹ của mình khi trẻ chưa biết nói. Sở dĩ nói như vậy là vì tiếng khóc của trẻ, đặc biệt là khi trẻ quấy khóc bất thường thể hiện được trẻ đang đói, đang buồn ngủ, đang khát hay đang bị đau ốm và các cảm xúc khác.
Thế nhưng để đoán ý trẻ qua tiếng khóc của trẻ thì không phải bố mẹ nào cũng biết.
Nguyên nhân nào khiến trẻ quấy khóc
- Trẻ đói bụng
Đây là điều đầu tiên bố mẹ cần nghĩ tới khi trẻ khóc. Khi đói, trẻ hay khóc và kèm theo các dấu hiệu: quấy khóc xen giữa là các động tác mút tay, nhóp nhép miệng. Khi cho trẻ bú xong, sau khoảng thời gian ngắn trẻ khóc lại, đây có thể là dấu hiệu cho biết trẻ chưa được bú no.
- Tã trẻ bị bẩn, quá ẩm ướt do nước tiểu và phân của trẻ
Trẻ sẽ báo hiệu cho cha mẹ biết mình muốn thay tã bằng cách khóc nhưng tiếng khóc thường bình thường, không có gì đặc biệt, đôi khi thét to lên, nước mắt dàn dụa. Nguyên nhân này có thể giải quyết bằng cách kiểm tra tã của trẻ, tốt nhất ba mẹ nên thay bỉm tã cho trẻ 2-3 giờ/lần để tránh hăm đỏ từ bỉm tã của trẻ và thay ngay lập tức nếu trẻ ị ra tã bỉm.
- Trẻ buồn ngủ
Đối với trẻ lớn và người lớn, khi buồn ngủ có thể ngủ bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Nhưng với trẻ em thì khác, khi buồn ngủ chúng thường quấy khóc và gắt ngủ, lấy tay dụi mắt, gãi đầu gãi tai, một số bé có thể mút tay, ban đầu khóc tương đối nhỏ, nếu xung quanh ồn ào quá không ngủ được thì trẻ sẽ khóc to và liên tục hơn. Lúc này để dỗ trẻ, chỉ cần ôm ấp vỗ về trẻ thì trẻ sẽ ngừng khóc và ngủ.
- Trẻ muốn làm nũng, muốn được ôm ấp
Nhiều cha mẹ nghĩ rằng khi bế và ôm ấp con quá nhiều rất dễ làm hư trẻ, tuy nhiên trong những tháng đầu đời trẻ rất cần sự âu yếm vỗ về của cha mẹ. Do vậy khi trẻ làm nũng muốn được ôm ấp, trẻ sẽ có các biểu hiện sau: trẻ khóc lúc cao, lúc thấp, có thể không có nước mắt, chân tay múa máy lung tung, mắt nhìn sang trái sang phải.
- Trẻ bị khó chịu ở vùng bụng: đầy hơi, đau bụng hoặc các vấn đề khác
Khi bị đau bụng, trẻ sẽ thường xuyên quấy khóc sau khi bú, đến nỗi không thể dỗ dành được, tình trạng khóc của trẻ thường xuất hiện ít nhất 3 giờ mỗi ngày, 3 ngày mỗi tuần và kéo dài ít nhất 3 tuần liên tục.
Đôi khi việc đầy hơi ở bụng trẻ cũng có thể là nguyên nhân làm trẻ khó chịu và khóc. Khi nghi ngờ trẻ bị đầy hơi, cha mẹ có thể thử một vài biện pháp đơn giản như đặt bé nằm ngửa, nắm hai chân của con và cho bé cử động như đang đạp xe.

- Quá lạnh hoặc quá nóng
Khi trẻ cảm thấy lạnh hoặc thấy nóng, chúng sẽ khóc, tuy nhiên khi bị lạnh chúng sẽ khóc gay gắt hơn khi bị nóng. Mỗi khi thay quần áo cho trẻ hoặc sau khi tắm trẻ sẽ khóc, đây là dấu hiệu cho thấy có thể trẻ đang cảm thấy lạnh.
- Do trẻ hoảng sợ
Tình trạng hoảng sợ này của trẻ có thể do tiếng động lớn, ánh sáng hay đêm tối… Lúc này trẻ khóc thét lên, toàn thân dãy dụa lung tung.
- Trẻ khóc vì mọc răng
Khi mọc răng, trẻ luôn có cảm giác đau đớn và quấy khóc nhiều. Do đó cha mẹ cần biết để xử lý và giúp giảm đau cho trẻ trong giai đoạn này. Các biểu hiện thường thấy khi trẻ mọc răng như lấy tay sờ, cọ răng, gặm, nhấm đồ, thích nhét đồ vào miệng thì rất có thể bé đang khó chịu vì mọc răng.
- Trẻ bị đau đớn, rối loạn khó chịu hay trong cơ thể mắc các bệnh lý
- Trẻ khóc từng cơn, kèm theo nôn mửa, đại tiện phân lẫn máu, là trẻ có khả năng lồng ruột.
- Trẻ khóc thét liên tục, thỉnh thoảng ngừng một lát, rồi lại tiếp tục, kèm theo nôn mửa là trẻ có khả năng có bệnh ở não hay màng não.
- Trẻ khóc thét, không nhanh, không chậm, đều đều, sắc mặt trắng nhợt, vã mồ hôi, nôn mửa, tiêu chảy, không cho sờ vào bụng, nếu sờ vào thì khóc to hơn là trẻ có khả năng viêm ruột cấp, tiêu hóa trục trặc, ký sinh trùng (giun) hoành hành.
- Trẻ khóc giọng khàn khàn, khóc liên tục, nhất là về đêm, khó thở, kèm theo sốt bỏ bú là trẻ có khả năng bị viêm amidan cấp.
- Trẻ khóc với âm điệu bình thường, trẻ ở trạng thái không yên, dỗ thế nào cũng không nín, đó là trẻ bị đau đầu, ngạt mũi, cảm cúm.
- Trẻ khóc xong lại thở khò khè là trẻ có khả năng viêm phổi.
- Trẻ khóc tím tái mặt: đây là dấu hiệu rất nguy hiểm có thể gây nên tình trạng tử vong ở trẻ, đặc biệt là các trẻ sau khi sinh. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ có nguy cơ rất cao bị tĩnh mạch phổi trở về bất thường hoàn toàn thể trên tim có tắc nghẽn bệnh lý tim mạch phức tạp.
- Trẻ khóc yếu ớt, xen lẫn tiếng rên ngắt quãng là trẻ có khả năng viêm phổi và suy tim, phải theo dõi sát sao.
- Trẻ khóc không yên, kèm theo sốt, lắc đầu, vò tai, lấy tay ép vào vành tai lại càng khóc dữ dội là trẻ có khả năng viêm tai giữa.
- Trẻ khóc suốt đêm, sợ hãi, vã mồ hôi nhiều là trẻ có khả năng bị còi xương giai đoạn đầu.
- Trẻ khóc trước khi ngủ là thường trẻ bị giun kim, ở cửa hậu môn bò ra, gây ngứa ngáy, khó chịu.
- Trẻ khóc khi đi tiểu tiện thường là trẻ bị viêm đường tiểu, có thể thấy miệng niệu đạo nhiễm trùng, tấy đỏ.
- Trẻ khóc, không chịu bú, hễ ngậm vú thì khóc là trẻ có khả năng niêm mạc lợi bị sưng, viêm miệng, nên không bú được.
- Trẻ khóc dữ dội, luôn tay quờ quạng, vơ nắm mọi vật để ôm vào người là trẻ có khả năng bị mọc mụn, do ẩm nóng, gây ngứa ngáy, khó chịu.
- Trẻ khóc sau khi đi đại tiện thường là trẻ bị rạn nứt hậu môn.
Bố mẹ nên làm gì khi bé quấy khóc, khó chịu?
Khi bé lớn lên, bé có thể biểu hiện sự giận dữ của mình bằng ngôn ngữ hình thể. Bé có thể uốn cong lưng để cho thấy rằng mình tức giận. Càng ngày sẽ càng có nhiều điều làm bé khó chịu khi bé cố gắng để chinh phục những kỹ năng mới. Nếu con bạn khóc khi bị mắc kẹt ở một tình huống không thể thoát ra được, đây là một điều hết sức bình thường. Ví dụ, bé có thể đã học được cách lật mình nhưng bé khóc toáng lên vì cần sự giúp đỡ của bạn để có thể nằm lại như ban đầu.
Nếu bé khó chịu với một món đồ chơi nào đó, bạn có thể giúp bé tương tác với vật đó, chứ không phải là đánh lạc hướng bé và cất nó đi. Trong trường ngủ con khóc khi giấc ngủ thình lình bị gián đoạn, hãy cố gắng hết sức có thể thể để giúp bé bình tĩnh bằng cách vuốt ve hoặc âu yếm. Sau đó, mẹ cố gắng để bé trở về giấc ngủ thông thường của mình càng sớm càng tốt.
Thất vọng và khóc là một phần tự nhiên trong sự phát triển của bé. Bạn hãy giữ bình tĩnh và phản hồi để giúp bé của bạn lớn lên với cảm giác được mẹ bảo vệ, yêu thương.
ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC NHÂN DIỆN VÀ PHÒNG TRANH TRẺ CHÂM NÓI
Có thể bạn sẽ cần:
Đánh giá khóa học Làm sao để trẻ nghe lời
Khóa học Nhận diện và phòng tránh con chậm nói
Con khỏe mạnh và thông minh nhờ phương pháp giáo dục của người Nhật