Vợ chồng nhỏ
  • Vợ chồng
  • Con yêu
  • Sức khỏe & Làm đẹp
  • Nhà cửa & Đời sống
  • Xe cộ
  • Tài chính
No Result
View All Result
Vợ chồng nhỏ
  • Vợ chồng
  • Con yêu
  • Sức khỏe & Làm đẹp
  • Nhà cửa & Đời sống
  • Xe cộ
  • Tài chính
No Result
View All Result
Vợ chồng nhỏ
No Result
View All Result

Nguyên nhân mẹ bầu bị đau bụng

22/08/2020
in Sức khỏe & Làm đẹp
Nguyên nhân mẹ bầu bị đau bụng

Đau bụng là một hiện tượng thường xuyên xảy ra trong quá trình mang thai ở mẹ bầu đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. 

Vì sao bị đau bụng khi mang thai?

Cùng đi tìm nguyên nhân mẹ bầu bị đau bụng trong bài viết dưới đây của Vochongnho.com nhé!

Mục lục bài viết

  1. Căng dây chằng
  2. Đầy bụng, khó tiêu
  3. Táo bón
  4. Cơn gò chuyển dạ Braxton Hicks
  5. Bong nhau thai
  6. Nhiễm trùng đường tiểu
  7. Mang thai ngoài tử cung
  8. Tiền sản giật
  9. Sảy thai

Căng dây chằng

Căng dây chằng dẫn tới đau ở một hoặc cả hai bên bụng dưới, ở háng và thường xuất hiện trong quý II của thai kỳ. Thời kỳ này, các dây chằng bị giãn ra do phải nâng đỡ trọng lượng mỗi ngày mỗi to của thai nhi.

Cơn đau khởi phát khi thai phụ đột ngột thay đổi vị trí như lúc trở dậy khỏi giường, đứng lên từ một chiếc ghế hoặc khi ho hay lúc bước ra khỏi bồn tắm. 

Ngoài ra, cơn đau cũng xuất hiện sau một ngay hoạt động nhiều, sau khi đi dạo hoặc tham gia các bài thể dục. Nên đi khám nếu cơn đau còn tái diễn ngay cả khi bạn đã tìm cách nghỉ ngơi.

Đầy bụng, khó tiêu

Khi mang thai, áp lực từ tử cung của mẹ cản trở phần nào hoạt động co bóp của dạ dày. Ngoài ra, sự thay đổi hormone trong khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình tiêu hóa ở mẹ bầu. Đây chính là nguyên nhân mẹ bầu dễ bị đầy hơi, khó tiêu dẫn tới đau tức bụng.

Táo bón

Táo bón cũng là triệu chứng phổ biến trong thời kỳ mang thai và có liên quan đến đau bụng khi mang thai. Điều này cũng là do các hormone tiết ra khi mang thai làm chậm hệ thống tiêu hóa của các mẹ bầu. Quá trình tiêu hóa diễn ra chậm và tử cung đang phát triển cũng tạo ra áp lực lên trực tràng.

Cơn gò chuyển dạ Braxton Hicks

Còn được gọi là cơn chuyển dạ giả. Đến tuần thứ 37 (hoặc trước đó), các cơn co này có thể xuất hiện thường xuyên, liên tục và gây đau bụng. Nên đi khám nếu cơn co kèm theo đau lưng dưới; cơn co kéo dài hơn một giờ đồng hồ dù nó không gây đau hoặc bất kỳ dấu hiệu nào nghi là chuyển dạ sớm.

Ngoài những nguyên nhân đau bụng khi mang thai thông thường thì hiện tượng. đau bụng khi mang thai cũng có thể là do những nguyên nhân hết sức nguy hiểm mà mẹ bầu cần theo dõi liên tục để có thể kịp thời xử lý và điều trị.

Bong nhau thai

Nhau thai chính là sợi dây liên hệ cơ thể mẹ và thai nhi, cũng là nguồn cung cấp dinh dưỡng và oxy để thai nhi duy trì và phát triển ổn định, không cần nói cũng biết sẽ nguy hiểm ra sao nếu sợi dây này bị bong ra.

Nhiễm trùng đường tiểu

Biểu hiện khi bị nhiễm trùng nước tiểu bao gồm: Đau buốt và bỏng rát khi đi tiểu, nước tiểu có màu đục, có mùi mạnh và đôi khi có thể lẫn cả máu và mủ, đau tức tại vùng bụng dưới, đau lưng dưới kèm theo sốt cao, ớn lạnh.  Nếu mẹ bầu thấy ớn lạnh, đau lưng dưới và sốt, nhiễm trùng tiểu có thể lan đến thận cần tới bác sĩ để được thăm khám ngay.

Mang thai ngoài tử cung

Tỉ lệ mang thai ngoài tử cung hiện nay cũng không phải thấp, theo như các thống kê thì cứ 50 thai phụ lại có một người gặp phải hiện tượng này, đặc biệt là ở những thai phụ đã từng có tiền sử thai ngoài tử cung hoặc đã từng phải phẫu thuật phần xương chậu, bụng hay ống dẫn trứng.

Mẹ bầu từng bị mắc chứng nội mạc tử cung, đã từng phải thắt ống dẫn trứng hay mắc các bệnh truyền nhiễm vùng xương chậu. Ngoài ra, nếu như hình dáng tử cung bất thường hay sử dụng sử dụng các kỹ thuật sinh đẻ nhân tạo cũng có thể dẫn đến trường hợp đáng tiếc này.

Dấu hiệu có thai ngoài tử cung là những cơn đau bụng khi mang thai dai dẳng từ giữa tuần thai thứ 6 và thứ 10 của thai kỳ.

Tiền sản giật

Có thể gây rối loạn mạch máu, ảnh hưởng đến những cơ quan trong cơ thể như thận, gan và nhau thai. Sau tuần thứ 20, thai phụ có khả năng mắc tiền sản giật nếu có huyết áp cao, protein trong nước tiểu; sưng phù ở mặt, quanh mắt, sưng nhẹ ở tay và đột nhiên phù ở chân và mắt cá chân. Nếu mắc tiền sản giật nặng, thai phụ sẽ bị đau căng bụng trên, đau đầu trầm trọng, thị giác thay đổi, buồn nôn và nôn.

Sảy thai

Sảy thai cũng là một trong những nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai  vô cùng nguy hiểm. Nếu mẹ bầu cảm thấy những cơn cơ thắt bụng như đau bụng kinh đi kèm theo ra máu âm đạo, thì phải đi khám bác sỹ ngay vì đây chính là dấu hiệu sảy thai.

Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh!

Có thể bạn sẽ cần:

“Yêu” thế nào để có thai?

Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì?

Khóa học Thai giáo – Phát triển trí tuệ, cảm xúc cho con trong bụng mẹ

ShareShare

Related Posts

thuoc-xit-mui-meseca
Sức khỏe & Làm đẹp

Review thuốc xịt mũi Meseca – Không còn sổ mũi khi thời tiết thay đổi

Hắt xì! Hắt xì! Hắt xì! Sổ mũi, sổ mũi, sổ mũi... Là cơn ác mộng của mình cũng như...

23/02/2023
Lý do nên mua hạt sành chữa bệnh dạ dày & đại tràng theo liệu trình
Sức khỏe & Làm đẹp

Lý do nên mua hạt sành chữa bệnh dạ dày & đại tràng theo liệu trình

Rất nhiều người hỏi ý kiến của mình là: Nên mua hạt sành chữa bệnh Dạ dày & Đại tràng theo...

22/02/2023
Lưu ý khi mua hạt sành chuẩn để chữa hiệu quả bệnh dạ dày & đại tràng
Sức khỏe & Làm đẹp

Lưu ý khi mua hạt sành chuẩn để chữa hiệu quả bệnh dạ dày & đại tràng

Hạt sành chữa bệnh dạ dày & đại tràng rất hiệu quả. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều...

22/02/2023
Có nên dùng hạt sành trắng chữa bệnh dạ dày & đại tràng không?
Sức khỏe & Làm đẹp

Có nên dùng hạt sành trắng chữa bệnh dạ dày & đại tràng không?

Rất nhiều người mách nhau dùng hạt sành trắng chữa bệnh dạ dày & đại tràng. Nhưng nhiều người còn phân vân,...

22/02/2023
Next Post
lam-gi-de-be-khong-ghen-ti-voi-em

Làm gì để bé không ghen tị với em?

Quan hệ khi mang thai: nên hay không?

Quan hệ khi mang thai: Nên hay không?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết nên đọc

Chọn giống rau phù hợp với từng tháng trong năm

Chọn giống rau phù hợp với từng tháng trong năm

22/02/2023
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: Những điều cần biết

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: Những điều cần biết

22/02/2023
Mẹ bầu ăn gì để bé yêu có làn da trắng hồng?

Mẹ bầu ăn gì để bé yêu có làn da trắng hồng?

22/02/2023
Hạt sành có chữa hiệu quả bệnh dạ dày hay không?

Hạt sành có chữa hiệu quả bệnh dạ dày hay không?

23/03/2022

Vợ chồng nhỏ

Chia sẻ những câu chuyện xung quanh cuộc sống của vợ chồng mình!

Home / Liên hệ với chúng mình /

No Result
View All Result
  • Vợ chồng
  • Con yêu
  • Sức khỏe & Làm đẹp
  • Nhà cửa & Đời sống
  • Xe cộ
  • Tài chính