Vợ chồng nhỏ
  • Vợ chồng
  • Con yêu
  • Sức khỏe & Làm đẹp
  • Nhà cửa & Đời sống
  • Xe cộ
  • Tài chính
No Result
View All Result
Vợ chồng nhỏ
  • Vợ chồng
  • Con yêu
  • Sức khỏe & Làm đẹp
  • Nhà cửa & Đời sống
  • Xe cộ
  • Tài chính
No Result
View All Result
Vợ chồng nhỏ
No Result
View All Result

Những điều cần biết về bệnh bạch hầu

22/02/2023
in Con yêu
Những điều cần biết về bệnh bạch hầu

Những điều cần biết về bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu là một bệnh rất huy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì tính mạng con người khó có thể giữ được.

Vậy bệnh bạch hầu là gì?

Bài viết dưới đây của Vochongnho.com sẽ tổng hợp những điều cần biết về bệnh bạch hầu.

Cùng tham khảo nhé!

Những điều cần biết về bệnh bạch hầu

Mục lục bài viết

  1. Bệnh Bạch hầu là gì?
  2. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh
  3. Đường lây truyền
  4. Biến chứng của bệnh
  5. Phòng bệnh bạch hầu

Bệnh Bạch hầu là gì?

Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do trực khuẩn Bạch hầu gây ra (Corynebacterium diphtheria).

Vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh

Tùy thuộc vào vị trí vi khuẩn gây bệnh, bệnh bạch hầu sẽ có các biểu hiện khác nhau:

  • Bạch hầu mũi trước: Bệnh nhân sổ mũi, chảy mũi ra chất mủ nhầy đôi khi có lẫn máu. Khi khám, có thể thấy màng trắng ở vách ngăn mũi. Thể bệnh này thường nhẹ do độc tố vi khuẩn ít thâm nhập vào máu.
  • Bạch hầu họng và amidan: Bệnh nhân mệt mỏi, đau cổ họng, chán ăn, sốt nhẹ. Sau 2 – 3 ngày sẽ xuất hiện một đám hoại tử tạo thành lớp giả mạc màu trắng xanh, dai và dính chắc vào amidan, hoặc có thể lan rộng bao phủ cả vùng hầu họng. Thường thể bệnh này, các độc tố ngấm vào máu nhiều và có thể gây tình trạng nhiễm độc toàn thân. Một số bệnh nhân có thể sưng nề vùng dưới hàm và sưng các hạch vùng cổ làm cổ bạnh ra như cổ bò. Những trường hợp nhiễm độc nặng, bệnh nhân sẽ phờ phạc, xanh tái, mạch nhanh, đờ đẫn, hôn mê. Nếu không được điều trị tích cực, bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 6 – 10 ngày.
  • Bạch hầu thanh quản: Đây là thể bệnh tiến triển nhanh và rất nguy hiểm. Bệnh nhân thường biểu hiện bằng dấu hiệu sốt, khàn giọng, ho ông ổng. Khi khám, bác sĩ có thể thấy các giả mạc tại ngay thanh quản hoặc từ hầu họng lan xuống. Nếu không được xử trí kịp thời, các giả mạc này có thể gây tắc đường thở làm bệnh nhân suy hô hấp và có nguy cơ tử vong nhanh chóng.
  • Bạch hầu các vị trí khác: Thường rất hiếm gặp và nhẹ, vi khuẩn bạch hầu có thể gây loét ở da, niêm mạc như niêm mạc mắt, âm đạo hay ống tai.

Đường lây truyền

Bệnh Bạch hầu lây lan qua 3 con đường:

  • Thông qua giọt nước trong không khí. Khi một người bị nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho sẽ phát ra một giọt nước có chứa mầm bệnh, những người ở gần đó có thể hít phải Corynebacterium diphtheriae. Bạch hầu lây lan nhanh chóng theo cách này, đặc biệt ở những nơi đông người.
  • Thông qua vật dụng cá nhân chứa mầm bệnh. Một số trường hợp mắc bệnh bạch hầu từ việc chưa làm sạch các vật dụng mà người nhiễm bệnh đã sử dụng từ cốc uống nước chưa rửa của người bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với các giấy ăn mà người bệnh đã sử dụng…
  • Đồ gia dụng bị ô nhiễm. Một số trường hợp hiếm hơn khi bị lây nhiễm bệnh bạch hầu thông qua các vật dụng dùng chung trong  gia đình, chẳng hạn như khăn hoặc đồ chơi.

Biến chứng của bệnh

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh bạch hầu có thể dẫn đến:

  • Vấn đề về thở. Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu có thể tiết độc tố và độc tố này gây tổn thương mô ở khu vực nhiễm trùng ngay lập tức – thường là mũi và cổ họng. Tại vị trí đó, nhiễm trùng tạo ra một màng cứng màu xám bao gồm các tế bào chết, vi khuẩn và các chất khác. Màng này có thể cản trở hô hấp.
  • Đau tim. Độc tố bạch hầu có thể lây lan qua dòng máu và làm tổn thương các mô khác trong cơ thể, chẳng hạn như cơ tim, gây ra các biến chứng như viêm cơ tim. Tổn thương tim do viêm cơ tim có thể nhẹ, biểu hiện là những bất thường nhỏ trên điện tâm đồ hoặc nghiêm trọng dẫn đến suy tim sung huyết và đột tử.
  • Tổn thương thần kinh. Độc tố cũng có thể gây tổn thương thần kinh. Mục tiêu điển hình là dây thần kinh ở cổ họng gây khó nuốt, nếu ở cánh tay và chân cũng có thể bị viêm, gây yếu cơ. Nếu độc tố Corynebacterium diphtheriae làm tổn thương các dây thần kinh giúp kiểm soát các cơ hô hấp, các cơ này có thể bị tê liệt.

Bệnh bạch hầu nếu không được điều trị đúng cách có thể trở nên trầm trọng và dẫn đến tử vong chỉ trong vòng 6 – 10 ngày. Tỷ lệ tử vong trung bình là 5 – 10%. Đặc biệt, ở trẻ dưới 5 tuổi và người lớn trên 40 tuổi thì tỷ lệ tử vong còn tăng đột biến – lên tới 20%.

Phòng bệnh bạch hầu

  • Phòng bệnh không đặc hiệu: Cách ly bệnh nhân ít nhất 2 ngày sau điều trị kháng sinh thích hợp và tiếp xúc cần đeo khẩu trang. Vệ sinh phòng ở, đồ dùng cá nhân, đồ chơi… bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Phòng bệnh đặc hiệu: Tiêm đủ 3 mũi vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván (DPT) hoặc vắc xin DPT-VGB-Hib cho trẻ dưới 1 tuổi. Tiêm nhắc lại DPT cho trẻ từ 18 tháng.

Các bạn hết sức cẩn thận với căn bệnh nguy hiểm này nhé!

Có thể bạn sẽ cần:

  • “Yêu” thế nào để có thai?
  • Sau quan hệ bao lâu thì dùng que thử thai cho kết quả chính xác?
  • Khóa học Thai giáo – Phát triển trí tuệ, cảm xúc cho con trong bụng mẹ
ShareShare

Related Posts

Những loại bỉm tốt nhất cho bé yêu nhà mình
Con yêu

Những loại bỉm tốt nhất cho bé yêu nhà mình

Những loại bỉm nào tốt nhất cho bé yêu? Đó chắc chắn không phải là thắc mắc của riêng bạn...

11/03/2021
Vì sao nên cho trẻ học tiếng Anh sớm?
Con yêu

Vì sao nên cho trẻ học tiếng Anh sớm?

“Trước 6 tuổi, đại não gần như đã tương đối phát triển, nếu để lỡ khoảng thời gian này thì...

11/03/2021
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh: Những điều cần phải biết
Con yêu

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh: Những điều cần phải biết

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý nhiễm trùng ở phổi của trẻ. Nó có thể biến...

22/02/2023
9 lưu ý dành cho bố mẹ có con từ 3-6 tuổi
Con yêu

9 lưu ý dành cho bố mẹ có con từ 3-6 tuổi

TRẺ LÊN 3...CẢ NHÀ LÚNG TÚNG... Bài viết dưới đây Vợ chồng nhỏ sẽ bật mí 9 lưu ý dành...

22/02/2023
Next Post
Mẹ bầu ăn gì để bé yêu có làn da trắng hồng?

Mẹ bầu ăn gì để bé yêu có làn da trắng hồng?

Chậm kinh bao lâu thì biết có thai?

Chậm kinh bao lâu thì biết có thai?

Comments 1

  1. Pingback: Những điều cần biết về bệnh bạch hầu | Blog Con Yêu

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết nên đọc

Nếu bạn có con trai thì đừng bỏ qua bài viết này

Nếu bạn có con trai thì đừng bỏ qua bài viết này

10/02/2020
15 loại rau ưa bóng râm phổ biến

15 loại rau ưa bóng râm phổ biến

22/02/2023
Bộ Y tế: Cách phòng chống Covid 19 cho người điều khiển phương tiện giao thông

Bộ Y tế: Cách phòng chống Covid 19 cho người điều khiển phương tiện giao thông

22/03/2020
9 tác hại của nước tăng lực với trẻ em

9 tác hại của nước tăng lực với trẻ em

22/02/2023

Vợ chồng nhỏ

Chia sẻ những câu chuyện xung quanh cuộc sống của vợ chồng mình!

Home / Liên hệ với chúng mình /

No Result
View All Result
  • Vợ chồng
  • Con yêu
  • Sức khỏe & Làm đẹp
  • Nhà cửa & Đời sống
  • Xe cộ
  • Tài chính